Trứng bắc thảo được ăn kèm với nhiều thực phẩm khác nhau như củ kiệu, cháo, súp mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe vì vậy bạn có thể ăn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày
Nguyên liệu
– Trứng vịt: 30 quả
– Đinh hương: 1 muỗng cà phê
– Bột quế: 3 muỗng cà phê
– Rau dền: 1 bó (có thể thay bằng vỏ trấu)
– Trà mạn: 50 gr
– Trắc bạch diệp: 40 lá
– Diêm sinh: 1/2 muỗng cà phê
– Phèn chua: 3 muỗng cà phê
Cách chế biến:
Bước 1:
Rửa sạch trứng vịt, lau khô. Đem ngâm trứng vịt với 1 lít nước đã hòa phèn chua trong 3 ngày mới được lấy ra. Trong 3 ngày này, là thời gian lòng trắng trứng sẽ biến đổi trong suốt như thạch rau câu.
Bạn cũng có thể ngâm trứng vịt trong hỗn hợp bùn nhão được làm từ đất sét pha kiềm và nước, hoặc có thể dùng tro gỗ, vôi tôi, muối, nhằm duy trì thời gian ủ trứng lâu nhất.
Bước 2:
Tán nhỏ đinh hương, sao vàng lên. Quả bồ kết nướng cháy thành than rồi giã hoặc xay nhuyễn như bột. Pha trà mạn với khoảng 700ml nước sôi, vắt lấy nước còn bã bỏ đi. Phơi khô rau dền gai, đốt lấy tro
Giã nhỏ lá trắc bạch diệp rồi trộn với bột quế và bột diêm sinh. Đem tất cả những thứ trên trộn đều ta sẽ được hỗn hợp bùn chuẩn bị cho bước làm trứng bắc thảo tiếp theo.
Bước 3:
Quét bùn phủ kín toàn bộ từng quả trứng, lăn qua lớp vỏ trấu mỏng sao cho thật đều. Xếp đầu nhọn của trứng xuống dưới, đặt trong một cái hũ hoặc bình kín, chôn xuống đất khoảng 3 tháng (hoặc lâu hơn).
Trứng bắc thảo có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, thậm chí ăn sống. Đối với các trẻ nhỏ, bạn có thể dùng trứng bắc thảo để nấu cháo, nấu súp, rất ngon và bổ dưỡng.
Chúc bạn nấu ăn vui vẻ nhé!!!. Cùng xem thêm các công thức bên dưới nhé